Dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các dạng thuốc thang và các dạng bào chế khác của thuốc Đông y, thuốc từ Dược liệu
Chăm sóc sức khỏe

Tên khoa học: 

  • Pinellia ternata (Thunb.) Breit. – Araceae.

Mô tả: 

  • Cây cỏ, sống một năm, cao 20 - 30cm. Thân củ tròn, nạc. Lá chia 3 thùy, cuống dài, có bẹ. Cụm hoa là một bông mo, màu xanh pha đỏ tím. Hoa nhỏ, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới, có mùi hôi. Quả mọng, khi chín màu đỏ. Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và một số nước khác.

 Thu hoạch, sơ chế:

  • Rễ củ vào tháng 8 hoặc tháng 9, khi cây lụi. Đào lấy rễ củ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con. Đổ thành đống, ủ khoảng 7 - 10 ngày đến khi vỏ ngoài mềm nát, chà sát cho tróc hết lớp vỏ ngoài. Đồ bằng hơi nước đến khi củ chin đều (không còn nhân trắng đục). Thái phiến dày 0,2 - 0,3 cm. Phơi (hoặc sấy) đến khi khô kiệt.

 Mô tả dược liệu:

  • Phiến có hình tròn, đường kính thường là 0,5 – 3 cm, ít khi đến 4 cm; dầy 0,1- 0,3cm; màu trắng đục, trắng ngà hay vàng nhạt. Xung quanh phiến còn ít vỏ mỏng và vết tích sẹo của rễ con. Thể chất chắc, khô cứng. Vị nhạt, gây tê lưỡi, ngứa.

Tính vị:

  • Vị cay, tính ôn.

Quy kinh:

  • Vào kinh Tỳ, Vị, Phế.

Thành phần hóa học: 

  • Tinh bột, saponin, alcaloid.

Công năng: 

  • Hoá đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho.

Công dụng: 

  • Thuốc chống nôn, trừ đờm, chữa ho nhiều đờm, tiêu hoá kém, ngực bụng đầy chướng.

Cách dùng, liều lượng: 

  • Ngày 6-16g, dạng thuốc sắc hay bột. Trước khi dùng phải chế biến cho gần hết ngứa. Có nhiều quy trình chế biến khác nhau, phụ liệu thường là nước vo gạo, nước vôi trong, gừng, cam thảo... Dùng cho phụ nữ có thai phải phối hợp với Hoàng cầm, Bạch truật.

Độc tính:

  • Có độc tính, không dùng quá liều. Dùng với sự chỉ dẫn của thầy thuốc.

Kiêng kỵ:

  • Phản Ô đầu. Không phối hợp với Phụ tử. Không nên dùng cho nguời âm hư, ho khan, khạc máu. Thận trọng khi dùng cho người mang thai.

 

 

 

TRỢ GIÚP 024.38643360 024.38643360 mp@mediplantex.com